Tổng quan Hệ thống thủy lực cơ bản

Tổng quan Hệ thống thủy lực cơ bản

Hệ thống thuỷ lực

là dạng truyền động dùng dầu thủy lực tạo ra áp lực được sử dụng nhiều trong ngành chế tạo máy, cơ giới, hàng không, tàu thủy và các ứng dụng khác trong công nghiệp lắp ráp.

Ngoài ra, công nghệ thuỷ lực còn được ứng dụng trong một số lĩnh vực đặc biệt khác như hàng hải, khai thác hầm mỏ, công nghiệp năng, máy thu hoạch nông nghiệp, hệ thống robot nặng …

1

Trong hệ thống thuỷ lực, chất lỏng có áp suất đóng vai trò trung gian truyền lực và chuyển động cho máy công nghệ. Quá trình biến đổi và truyền tải năng lượng được mô tả trên
2

Các ứng dụng cơ bản của thuỷ lực:

  • Thiết bị thuỷ lực tự hành (Mobile hydraulics): di chuyển bằng bánh xe hoặc đường ray. Phần lớn trong số này có đặc trưng là thường sử dụng các van được điều khiển bằng tay (monoblock valve) chủ yếu các dạng xe cơ giới, khai khoáng, thu hoạch nông nghiệp, hàng hải …

  • Thiết bị thuỷ lực cố định (industrial hydraulics): làm việc ở một vị trí cố định, do đó thường sử dụng các motor điện kết hộp các loại bơm thủy lực và các van điện từ kết hợp với các thiết bị điều khiển điện- điện tử dùng chủ yếu cho các loại máy móc công nghiệp tự động, các dây chuyền sản xuất, các máy chấn, ép, trộn, cắt…

* So sánh công nghệ thuỷ lực với các dạng khác:
Xét về vai trò tạo ra lực, chuyển động và các tín hiệu, ta so sánh 3 dạng thiết bị truyềnđộng thường sử dụng: điện, khí nén và thuỷ lực.

Có thể tham khảo bảng sau
Qua bảng so sánh, có thể tóm tắt các ưu điểm và nhược điểm quan trọng của công nghệ thuỷ lực:
– Một số ưu điểm quan trọng:

  • Truyền động công suất lớn với các phần tử có kích thước nhỏ

  • Khả năng điều khiển vị trí chính xác

  • Có thể khởi động với tải trọng nặng

  • Hoạt động êm, trơn không phụ thuộc vào tải trọng vì chất lỏng hầu như không chịu nén, thêm vào đó còn sử dụng các valve điều khiển lưu lượng

  • Vận hành và đảo chiều êm ả

  • Điều khiển, điều chỉnh tốt.

Truyền động điện

Truyền động thủylực

Truyền động khí nén

Vận tốc làm việc

Cao

Khoảng 0,5 m/s

Khoảng 1.5m/s

Giá thành nguồn

Thấp

Cao

Trung bình

Tỷ lệ 0.25:1:2.5

Chuyển động thẳng

Khó, giá thành cao

Lực rất lớn, dễ điều chỉnh tốc độ, tải trọng

Đơn giản, lực giới hạn, tốc độ lớn nhưng phụ thuộc tải trọng

Chuyển động quay

Đơn giản với các dải công suất

Đơn giản, mô men quay lớn, tốc độ thấp

Đơn giản,tốc độ cao nhưng kém hiệu quả

Độ chính xác trong

điều khiển vị trí

Độ   chính   xác  đến

±1mm và dễ dàng đạt

được

Độ chính xác trên ±1mm và có thể đạt được phụ thuộc vào chi phí

Khi không tải có thể đạt 1/10 mm

Tính ổn định

Ổn định cao

Cao vì dầu ít chịu nén, hơn nữa do mức áp suất lớn hơn đáng kể so với khí nén

Thấp, không khí có tính

đàn hồi

Lực

Có thể thực hiện được lực truyền động rất cao nhưng khả năng quá tải kém

Có khả năng chịu quá tải lớn, hệ thống áp suất lên tới trên 700 bar, lực đạt được tới 3000 kN

Có khả năng chịu quá tải, lực truyền động bị giới hạn bởi khí nén và đường kính xi lanh, thường F< 30 kN ở 6 bar

Hệ thống thủy lực cơ bản :

3
Một bộ nguồn thủy lực đơn giản bao gồm:

  • Bơm thủy lực (Hydraulic Pump) được truyền động bởi động cơ điện (M) Motor

  • Bộ điều chỉnh áp suất ( Relief valve) nhằm bảo vệ bơm

  • Dụng cụ chỉ thị các thông số, ví dụ chỉ thị áp suất( Pressure gauge)

  • Thùng dầu (Tank)

  • Cổng ra P; cổng hồi dầu T

Ngoài ra, một khối nguồn tiêu chuẩn còn có các phần tử khác, như các bộ lọc dầu, bộ làm mát dầu, khâu kiểm tra dầu tràn, kiểm tra nhiệt độ dầu…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.